Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Các giải pháp đảm bảo an toàn cháy cho nhà công trình

Khi xây dựng nhà và các công trình chúng ta cần có kế hoạch chi tiết nhằm đảm bảo khi có cháy xảy ra, các phần khác của tòa nhà hay công trình sẽ an toàn trong khoảng thời gian cho phép nhất định.

Việc lắp đặt các bộ phận ngăn cháy là giải pháp tối ưu nhất

Bộ phận ngăn cháy được dùng để ngăn cản đám cháy lan từ các phòng, các khoang cháy sang các phòng, khoang khác trong thời gian nhất định hoặc đến khi cháy hết.

Các bộ phận ngăn cháy được phân loại như sau:

Tường ngăn cháy loại 1 có giới hạn chịu lửa REI 150, tường ngăn cháy loại 2 có REI 60
Vách ngăn cháy loại 1 có EI 45, vách ngăn cháy loại 2 có EI 15
Sàn ngăn cháy loại 1, 2, 3, 4 có REI lần lượt là 150, 60, 45, 15

Các yêu cầu đối với bộ phận ngăn cháy

Khi bố trí các đường ống kỹ thuật, đường cáp đi xuyên qua các kết cấu tường, sàn, vách, thì chỗ tiếp xúc cần được bịt kín, nhằm không làm giảm tác dụng ngăn cháy của chúng.

Cá trần treo dùng để nâng cao giới hạn chịu lửa của các sàn và mái, xét về tính nguy hiểm cháy, phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho các sàn và mái đó. Các vách ngăn cháy trong các gian phòng có trần  treo phải ngăn chia cả không gian phía trên trần treo. Trong không gian  bên trên các trần treo không cho phép bố trí các kênh và đường ống để vận chuyển các chất cháy dạng khí, hỗn hợp bụi khí, chất lỏng và vật liệu cháy. Các trần treo không được bố trí trong các không gian phòng hạng A hoặc B

Tại các vị trí giao nhau giữa các bộ phận ngăn cháy và các kết cấu bao che của nhà, kể cả tại vị trí thay đổi hình dạng nhà, phải có các giải pháp bảo đảm không để cháy truyền qua các bộ phận ngăn cháy này.

Các tường ngăn cháy dùng để phân chia nhà thành các khoang cháy phải đươc bố trí trên toàn bộ chiều cao nhà  và phải đảm bảo không để cháy lan truyền từ phía nguồn cháy vào khoang cháy liền kề khi kết cấu ở phía có cháy bị sụp đổ.

Các lỗ thông trong các bộ phận ngăn cháy được đóng kín khi có cháy. Các cửa sổ trong các bộ phận ngăn cháy phải là các cửa không mở được, còn các cửa đi cổng, cửa nắp và van phải có cơ cấu tự đóng và các khe cửa phải được chèn kín. Các cửa đi cổng, cửa nắp và van nếu cần mở để khai thác sử dụng thì phải được lắp các thiết bị tự động đóng kín khi có cháy.

Tổng diện tích các lỗ cửa trong các bộ phận ngăn cháy, trừ kết cấu bao che của các giếng thang máy, không được vượt quá 25% diện tích của bộ phận ngăn cháy đó.

Cửa và van ngăn cháy trong các bộ phận ngăn cháy phải đươc làm từ các vật liệu không cháy.

Không cho phép bố trí các kênh,giếng và đường ống để vận chuyển các  chất và vật liệu khác với các loại nói trên thì tại các vị trí giao cắt với các bộ phận ngăn cháy này phải có thiết bị tự động ngăn cản sự lan truyền của các sản phẩm cháy theo các  kênh, giếng và ống dẫn.

Buồng chứa rác, ống và cửa thu rác phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật quy định riêng cho từng bộ phận và các yêu cầu cụ thể như sau:

  • Các ống đổ rác và buồng chứa rác phải được cách ly với những phần khác của ngôi nhà bằng các bộ phận ngăn cháy, cửa thu rác ở tầng phải có nắp ngăn cháy tự động đóng kín.
  • Không được đặt các ống đổ rác và buồng chứa rác bên trong các buồng thang bộ, sảnh đợi hoặc khoang đệm được bao bọc ngăn cháy dùng cho thoát nạn.
  • Cửa vào buồng chứa rác không được đặt liền kề với các lối thoát nạn hoặc cửa ra bên ngoài của nhà hoặc đặt gần với cửa sổ của nhà ở.
  • Ống đổ rác phải được làm bằng vật liệu không cháy
Trong tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trước lối vào các thang máy phải bố trí các khoang đệm ngăn cháy loại 1 có áp suất không khí dương khi cháy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét