Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Các yêu cầu đối với lối thoát nạn

Các yêu cầu cơ bản đối với thang bộ thoát nạn

Các loại thang bộ

  • Loại 1 - cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang
  • Loại 2 - cầu thang bên trong nhà để hở
  • Loại 3 - cầu thang bên ngoài nhà để hở


Các loại buồng thang bộ thông thường

  • L1 - có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng để hở hoặc lắp kính
  • L2 - được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái để hở hoặc lắp kính


Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói

  • N1 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài theo một lối đi hở. Lối đi ra khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói.
  • N2 - có áp suất không khí dương( áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy
  • N3 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương.


Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn

  • P1 - thang đứng
  • P2 - thang bậc với độ nghiêng không quá 6:1(80 độ)


Một số yêu cầu đối với thang bộ và buồng thang bộ thoát nạn

Số lượng thang bộ thoát nạn trong các nhóm sau F1.1, F1.2, F1.3(khi diện tích trên tầng lớn hơn 500m2), F2.1, F2.2, F3, F4, F5 ít nhất 2 thang
Bố trí cầu thang bộ: khi có từ 2 cầu thang bộ trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.
Chiều rộng của bảng thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng của bất kỳ lối thoát nạn nào trên nó đồng thời không được nhỏ hơn:

  • 1.35m đối với nhóm F1.1
  • 1.2m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ lớn hơn 200
  • 0.7m đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ
  • 0.9m với các trường hợp khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét