Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Kiểm tra nghiệm thu công trình PCCC

1. Một số quy định về kiểm tra nghiệm thu công trình

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại điều 17 nghị định 79/2014 với những nội dung cơ bản sau đây:

1. Về đối tượng phải nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Theo quy định tại khoản 1 điều 17 nghị định 79/2014 thì dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao, riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

2. Về thủ tục nghiệm thu 
Theo quy định tại khoản 2 điều 17 nghị định 79/2014 thì các đối tượng quy định tại khoản 2 điều 15 nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan cảnh sát phòng cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy của cơ quan cảnh sát PCCC.
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
  • Các biên bản thử nghiệm, nhiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan PCCC phù hợp với hò sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
  • Tài liệu quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của các công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.


Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.

3. Nội dung kiểm tra quy định tại điểm C khoản 2 điều 17 nghị định 79/2014

Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về PCCC do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị.

Kiểm tra việc thi công lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt.

Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.

4. Thời hạn ra văn bản nghiệm thu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan cảnh sát phòng cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu.

2. Cụ thể hóa nội dung nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Điều 8 Thông tư 66/2014/TT-BCA:

Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan CS PCCC thẩm duyệt.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cơ quan cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 điều 17 NĐ 79/2014.

Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Thông tin về tên công trình phương tiện, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện, nội dung đã được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, các yêu cầu khác.

3. Trình tự kiểm tra nghiệm thu công trình PCCC

1. Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và các biên bản kiểm tra thi công về PCCC của cơ quan CS PCCC.
  • Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu PCCC, nêu rõ những trường hợp sửa đổi bổ sung thiết kế trong quá trình thi công.
  • Văn bản, chứng chỉ kiểm định các thiết bị, phương tiện PCCC đã lắp đặt trong công trình
  • Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phẩn và tổng thể các hạng mục, hệ thống PCCC
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục có liên quan đến PCCC.
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC của công trình, phương tiện.
  • Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC.
  • Các văn bản và hồ sơ trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát(nếu có), đơn vị thiết kế.


2. Kiểm tra thự tế tại công trình

Kiểm tra thực tế các điều kiện về PCCC của công trình, phương tiện theo thiết kế đã được thẩm duyệt.
Vị trí, số lượng, chủng loại các thiết bị PCCC đã lắp đặt đối với thiết kế đã duyệt.
Thủ nghiệm để kiểm tra khả năng hoạt động thực tế của các thiết bị và hệ thống PCCC, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, hệ thống chữa cháy bằng khí,nguồn điện dự phòng cho hệ thống PCCC, đèn sự cố, bình chữa cháy xách tay.
Lập biên bản nghiệm thu, lấy chữ ký của các thành viên tham gia nghiệm thu và dấu xác nhận của các đơn vị có liên quan.
Căn cứ kết quả nghiệm thu, đối chiếu với thiết kế được duyệt, nếu không có gì sai sót thì viết báo cáo đề xuất lãnh đạo ký văn bản nghiệm thu cho công trình. Thời gian để cán bộ tổng hợp kết quả và viết báo cáo lên cấp trên không quá 3 ngày. Thời gian cấp giấy chứng nhận nghiệm thu PCCC không quá 10 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét