Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Giới hạn chịu lửa của kết cấu xây dựng

Giới hạn chịu lửa của kết cấu xây dựng được xác định bằng khoảng thời gian bằng phút tính từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn cho đến khi xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nối tiếp nhau của các trạng thái giới hạn được quy định đối với cấu kiện đã cho như sau:


  1. Mất khả năng chịu lực - khả năng chịu lực kí hiệu chữ R
  2. Mất tính toàn vẹn - kí hiệu chữ E
  3. Mất khả năng cách nhiệt - kí hiệu chữ I


Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng có thể xác định bằng tính toán theo tiêu chuẩn thiết kế chịu lửa được áp dụng

Giới hạn chịu lửa yêu cầu của các cấu kiện xây dựng cụ thể được quy định trong quy chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại công trình. Giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện xây dựng được kí hiệu bàng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút.
Ví dụ: Cấu kiện có giới hạn chịu lửa yêu cầu REI 120 nghĩa là cấu kiện phải duy trì được đồng thời cả ba khả năng: chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa là 120 phút, cấu kiện có kí hiệu R 60 thì phải duy trì khả năng chịu lực trong thời gian 60 phút.

Một số cấu kiện xây dựng được cho là đảm bảo yêu cầu về khả năng chịu lửa nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện:


  • Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật giống như mẫu thí nghiệm chịu lửa và mẫu này khi thí nghiệm có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó.
  • Cấu kiện có cấu tạo với đặc điểm kỹ thuật phù hợp với cấu kiện nêu trong phụ lục F và giới hạn chịu lửa danh định tương ứng cho trong phụ lục này không nhỏ hơn giới hạn chịu lửa yêu cầu của cấu kiện đó

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2016

Nâng cấp sửa chữa bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy

Nâng cấp hệ thống phòng cháy chữa cháy nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy. Khi hệ thống được xây dựng và hoạt động lâu, theo thời gian có thể luật về phòng cháy và chữa cháy có thể thay đổi. Để đáp ứng tiêu chuẩn quy định của luật PCCC, một số hệ thống thi công trước đó sẽ cần bổ sung, thay thế những chi tiết, yêu cầu kỹ thuật...

Sửa chữa bảo trì hệ thống PCCC là hoạt động nhằm khắc phục những sự cố kỹ thuật đối với các hoạt động của các hệ thống phòng cháy chữa cháy. Khi sử dụng chúng, không thể không có những hư hỏng ngoài mong muốn, vì vậy việc sửa chữa là cần thiết để hoạt động của những hệ thống này được đảm bảo. Bảo trì nhằm giúp chúng ta tìm ra những mối nguy hiểm có thể gây hại và làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống chữa cháy, báo cháy...

Công ty Hoàng Quân Phát chuyên nhận thực hiện nâng cấp sửa chữa và bảo trì các hệ thống báo cháy, chữa cháy. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ 0986 099 519 hoặc 08 6656 6422 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Điều cần thiết phải xây dựng lắp đặt các hệ thống phòng cháy trong quá trình sản xuất: Trong sản xuất và kinh doanh, cháy nổ luôn là vấn đề quan trọng và cấp thiết, các hoạt động của chúng ta hàng ngày đều có nguy cơ và tạo điều kiện xuất hiện đám cháy. Khi cháy xảy ra, máy móc thiết bị, vật liệu, sản phẩm và các thiết bị khác sẽ bị ảnh hưởng, hư hỏng và có thể thiệt hại về con người. Vì thế chúng ta luôn cần có những phương tiện thiết bị để sẵn sàng khắc phục khi có sự cố. Hệ thống chữa cháy luôn đi kèm với các hoạt động sản xuất kinh doanh là vì vậy.


Phòng cháy và chữa cháy bằng lực lượng phương tiện tại chỗ

Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Phòng cháy và chữa cháy là hoạt động luôn mang tính xã hội rộng lớn, vì cháy có thể xảy ra ở bất cứ đâu, và bất cứ khi nào, thời điểm nào nếu như có sự kết hợp trong những điều kiện nhất định các yếu tố: chất cháy, nguồn nhiệt, chất oxy hóa.

Trên thực tế, giải pháp về phòng ngừa cháy, nổ luôn phải là giải pháp thực tế gắn với yêu cầu thực tế của từng cơ sở, khu dân cư. Mặt khác, các vụ cháy, nổ xảy ra đều là những vụ việc mang tính khẩn cấp, đòi hỏi phải giải quyết, khắc phục kịp thời.

Tổng kết thực tiễn công tác phòng cháy và chữa cháy cho thấy, thực hiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ là vấn đề mang tính chiến lược trong công tác phòng ngừa cháy nổ.

Vì thế đối với những cơ sở có trang bị lực lượng và phương tiện chữa cháy tại chỗ sẽ chủ động và linh hoạt ứng phó với sự cố nhanh chóng kịp thời.

Nhận thầu xây lắp hệ thống PCCC

Nhận thầu xây lắp hệ thống PCCC. Công ty TNHH Hoàng Quân Phát là nhà thầu xây lắp các hệ thống phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp, với đội ngũ kỹ thuật được đào tạo và có tay nghề trong thi công và xây lắp các hệ thống báo cháy, chữa cháy, kim thu sét...

Hoạt động trong ngành phòng cháy chữa cháy với hơn 10 năm kinh nghiệm, thực hiện nhiều công trình quy mô khác nhau, chúng tôi tự tin đem lại cho khách hàng sự an tâm và hài lòng nhất khi sử dụng các dịch vụ chúng tôi cung cấp.

Dự án được thực hiện sẽ có nhiều vướng mắc và các vấn đề về pháp luật, chúng tôi đảm bảo sẽ giải quyết và khắc phục những sự cố.

Để đảm bảo khách hàng có  được thông tin tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin
Điện thoại: 0986 099 519 - 08 6656 6422
Email: sale@pccc24.com - hoangquanphat@gmail.com
Website: http://pccc24.com

Quy trình chung cho các dự án thi công xây lắp hệ thống PCCC

  1. Khảo sát hiện trạng, vị trí, các công trình phụ trợ, các hệ thống có sẵn.
  2. Lên kế hoạch chi tiết các hệ thống cần bổ xung lắp đặt mới, bản vẽ kỹ thuật chi tiết, số lượng vật liệu, giá thi công, chi phí kiểm duyệt...
  3. Kiểm duyệt bản vẽ trước khi thi công.
  4. Sau khi đảm bảo các yêu cầu ban đầu, bước tiếp theo là thi công, xây lắp hệ thống.
  5. Nghiệm thu công trình.

Phòng cháy chữa cháy lấy phòng ngừa là chính

Trong hoạt động phòng cháy chữa cháy lấy phòng ngừa là chính, phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

Đây là nguyên tắc được tổng kết từ kinh nghiệm và thực tiễn trong công tác phòng cháy và chữa cháy, phải lấy phòng ngừa là chính.
Bản chất phòng cháy chính là phòng ngừa cháy nổ, là áp dụng tổng hợp các giải pháp, biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ các nguyên nhân và điều kiện gây cháy, với mục đích cao nhất là chủ động loại trừ các nguy cơ phát sinh cháy nổ.

Phòng ngừa cháy nổ có ý nghĩa đảm bảo các điều kiện cho công tác chữa cháy được chủ động, kịp thời cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và nhanh chóng dập tắt đám cháy, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra.

Phòng ngừa cháy là yếu tố quyết định hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy vì nếu để xảy ra cháy tức là đã gây ra thiệt hại, thậm chí thiệt hại lớn về người và tài sản. Tuy nhiên, giữa phòng cháy và chữa cháy là hai nhiệm vụ không thể tách rời nhau, chúng luôn có mối quan hệ mật thiết. Mục đích là không để xảy ra cháy, nên ý thức phải luôn được đề cao, các biện pháp phòng cháy phải thực hiện nghiêm ngặt trong cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và mỗi cá nhân, từ đó hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy có thể xẩy ra.

Tinh thần cơ bản của nguyên tác này đòi hỏi các công tác phòng ngừa cháy nổ phải tích cực, chủ động, phải được quán triệt trong tất cả các cấp, các ngành, trong toàn xã hội. Luật phòng cháy và chữa cháy đã thể hiện quan điểm này trong việc đề ra các yêu cầu phòng ngừa cháy nổ đồng thời gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phòng cháy và chữa cháy.