Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

Hệ thống báo cháy địa chỉ

Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy địa chỉ

hệ thống báo cháy địa chỉ

a) Trung tâm báo cháy địa chỉ
Ngoài các chức năng thông thường như các trung tâm báo cháy theo vùng, trung tâm báo cháy địa chỉ có ưu việt hơn trung tâm báo cháy theo vùng ở nhiều chức năng như: Các thông tin của hệ thống được hiển thị trên màn hình LCD, nối mạng hệ thống, kiểm tra các thông số của hệ thống, kích hoạt hoặc cách ly các địa chỉ cần thiết, kết nối với máy tính để giám sát hệ thống dễ dàng, kêt nối được nhiều loại thiết bị ngoại vi

b) Đầu báo cháy địa chỉ
Ngoài chức năng thông thường, đầu báo cháy địa chỉ cho phép thay đổi ngưỡng làm việc theo yêu cầu của người thiết kế, lắp đặt, có khả năng tự động kiểm tra các thông số môi trường

c) Module tạo địa chỉ cho đầu báo cháy thường, nút ấn báo cháy
Module tạo địa chỉ cho đầu báo cháy thông thường, nút ấn báo cháy là thiết bị tạo địa chỉ cho các đầu báo thường hoặc nút ấn báo cháy khi các thiết bị trên muốn kết nối với trung tâm báo cháy theo địa chỉ.
Module tạo địa chỉ cho đầu báo cháy thường, nút ấn báo cháy có thể là loại 1 đường hoặc 4 đường. Tùy từng loại module mà có thể kết nối từ 10 đến 40 đầu báo cháy thường cho một địa chỉ

d) Module cách ly sự cố ngắn mạch
Do tất cả các thiết bị chính của hệ thống báo cháy địa chỉ sử dụng chung một đôi dây nên trong trường hợp ngắn mạch đường dây sẽ gây hư hỏng hệ thống. Vì vậy, module cách ly sự cố ngắn mạch có nhiệm vụ cô lập vùng ngắn mạch trên đường truyền tín hiệu chính để không bị ảnh hưởng tới sự làm việc chung của hệ thống và các địa chỉ trong các đoạn mạch khác
Module cách ly sự cố ngắn mạch cũng được nối thẳng với mạch tín hiệu chính của hệ thống nhằm tạo thành nhiều đoạn mạch khác nhau trên mạch tín hiệu chính. Số lượng của module cách ly ngắn mạch trong một hệ thống báo cháy địa chỉ càng nhiều càng tốt nhưng tối thiểu phải có từ 3 module trở lên

e) Module điều khiển thiết bị ngoại vi.
Module điều khiển thiết bị ngoại vi là thiết bị có nhiệm vụ tạo ra tín hiệu để điều khiển các thiết bị ngoại vi trong hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ
Module tiếp điểm kho tạo tín hiệu dạng tiếp điểm NO hoặc NC
Module tiếp điểm ướt tạo tín hiệu dạng điện áp 12 hoặc 24VDC

f) Dây tín hiệu
Dây tín hiệu trong hệ thống báo cháy theo địa chỉ được chạy từ đầu báo cháy đầu tiên đến đầu báo cháy cuối cùng và chạy về trung tâm tạo thành mạch tín hiệu chính. Ngoài mạch này, trong hệ thống báo cháy địa chỉ còn phân biệt một số loại dây tín hiệu khác như: dây nối máy tính, dây nối với hệ thống cáp quang, dây tín hiệu trong mạch đầu báo thường, dây cấp nguồn...

Địa chỉ và zone.
Vì tất cả các thiết bị chính của hệ thống đều được nối tới đường dây tín hiệu chính nên để phân biệt giữa các thiết bị khác nhau, mỗi thiết bị chính đều phải có một số định danh duy nhất trên toàn bộ hệ thống báo cháy địa chỉ. Số định danh này gọi là địa chỉ của thiết bị đó
Khía niệm zone trong hệ thống báo cháy địa chỉ được sử dụng để nhóm các thiết bị bên trong hệ thống báo cháy có chung một đặc điểm nào đó như có cùng khu vực bảo vệ,cùng được sử dụng để điều khiển một thiết bị ngoại vi nào đó. Khái niệm này không hoàn toàn giống với zone(vùng, kênh) của hệ thống báo cháy tự động theo vùng đã được phân định rõ ràng theo đường dây khác nhau.
Mỗi thiết bị đầu vào hoặc đầu ra đều có địa chỉ và đều được phân nhóm trong các zone xác định. Tuy nhiên một thiết bị đầu vào hoặc đầu ra chỉ có một địa chỉ duy nhất nhưng có thể thuộc nhiều zone khác nhau.
Liên kết giữa các thiết bị đầu vào và đầu ra được thực hiện theo zone. Tức là khi có một thiết bị đầu vào truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy thì trung tâm báo cháy sẽ kích hoạt tất cả các thiết bị đầu ra có cùng zone với thiết bị đầu vào và đang báo cháy.

Dữ liệu cấu hình của hệ thống báo cháy địa chỉ
Sau khi lắp đặt phần cứng của hệ thống, gồm: trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, nút nhấn báo cháy, các module địa chỉ. các thiết bị ngoại vi, hệ thống dây, cáp tín hiệu... hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ cần phải được cài đặt dữ liệu cấu hình cho hệ thống để phù hợp với từng khu vực và mục đích điều khiển.
Dữ liệu cấu hình có thể được lập trình trước trên máy vi tính bằng các phần mềm chuyên dụng, sau đó được nạp vào trung tâm báo cháy hoặc có thể được lập trình trực tiếp tại trung tâm báo cháy ngay trong quá trình lắp đặt.
Dữ liệu cấu hình có thể được tải xuống trong khi hệ thống đang hoạt động để sửa chữa, thay đổi các thông tin về khu vực báo cháy trong trường hợp mục đích sử dụng của công trình bị thay đổi hoặc trong trường hợp cần sửa chữa, bổ sung, mở rộng hệ thống...

Chương trình theo dõi, quản lý hệ thống trên máy tính.
Chương trình theo dõi, quản lý hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ là một phần mềm chuyên dụng được cài đặt trên máy vi tính các nhân. Bằng cách nối máy tính với mạng các hệ thống báo cháy thông qua khối giao diện mạng NIU, chương trình theo dõi, quản lý hệ thống có thể giao tiếp với các trung tâm báo cháy ở trên mạng
Chương trình theo dõi, quản lý hệ thống báo cháy địa chỉ có chức năng hiển thị bằng đồ họa các sự kiện xảy ra trên mạng các hệ thống báo cháy và có thể thực hiện các chức năng hồi phục hệ thống.

Nguyên lý làm việc
Hệ thống báo cháy địa chỉ tự động chỉ có 4 trạng thái làm việc

  • Trạng thái thường trực
  • Trạng thái báo cháy
  • Trạng thái sự cố
  • Trạng thái báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái

Nguyên lý hoạt động

Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ thường trực. Ở chế độ này trung tâm lần lượt phát tín hiệu kiểm tra đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo cháy địa chỉ, module địa chỉ cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ theo thời gian tùy đặt, trung tâm sẽ in tình trạng hệ thống và thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng.
Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự động đưa hệ thống về chế độ giám sát bình thường.
Khi xảy ra cháy ở khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy(nhiệt độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt đến ngưỡng làm việc thì  các đầu báo sẽ làm việc tạo tín hiệu truyền về trung tâm(gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực cháy qua loa tại trung tâm và màn hình. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ được kích hoạt hoạt động để phát tín hiệu báo động cháy hoặc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động



Sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động thông thường.

Sơ đồ hệ thống
Nhiệm vụ và đặc điểm các thiết bị chính của hệ thống

Sơ đồ hoạt động hệ thống báo cháy
a) Trung tâm báo cháy
Là thiết bị có nhiệm vụ cung cấp năng lượng, nhận và xử lý các tín hiệu theo các chức năng đã đề ra.
Trung tâm báo cháy thường được đặt ở trong phòng trực, phòng bảo vệ nơi luôn có người thường trực 24/24.
Đây là một trong những thiết bị quan trọng trong hệ thống có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị khác trong hệ thống hoạt động.

b) Đầu báo cháy
Đầu báo cháy là thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm theo sự cháy(sự tăng nhiệt độ, tỏa khói và phát sáng), có khả năng tạo tín hiệu thích hợp truyền tín hiệu về trung tâm báo cháy.
Đầu báo cháy được lắp đặt ở các khu vực cần phát hiện ra cháy.
Đầu báo cháy là thiết bị đầu tiên của hệ thống báo cháy tự động tiếp xúc với các thông số của đám cháy nên có vai trò rất lớn trong hệ thống báo cháy tự động, ảnh hưởng quyết định đến độ tin cậy. đến khả năng phát hiện sự cháy sớm. Vì vậy, trong tính toán thiết kế hệ thống báo cháy việc lựa chọn chủng loại đầu báo, phương pháp lắp đặt đầu báo ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả và khả năng làm việc của hệ thống báo cháy tự động.

c) Nút nhấn báo cháy
Nút nhấn báo cháy là thiết bị giúp con người chủ động báo cháy bằng tay khi phát hiện ra cháy mà lúc đó hệ thống chữa kịp làm việc.
Nút nhấn báo cháy thường được đặt ở các nơi công cộng, nơi dễ thấy, dễ thao tác, đầu các cầu thang, lối thoát nạn, cửa ra vào... và được đặt ở độ cao khoảng 1.2m đến 1.5m tính từ mặt sàn.
Các loại nút nhấn báo cháy: Nút nhấn sử dụng 1 lần và nút nhấn hồi phục. Nút nhấn 2 dây và nút nhấn 3 dây.
Nút nhấn báo cháy trong một khu vực có thể kết nối vào cùng kênh với các đầu báo cháy hoặc có thể kết nối thành một kênh báo cháy riêng biệt tùy vào từng hệ thống báo cháy và phương án thiết kế.

d) Cáp tín hiệu và dây dẫn dùng để kết nối các thiết bị với nhau

e) Hộp kỹ thuật là thiết bị dùng để đấu nối tín hiệu nhằm phục vụ cho công tác thi công, kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động.

f) Trở kháng cuối dây là thiết bị kiểm tra sự thông mạch trên đường dây tín hiệu của các kênh báo cháy.

g) Các thiết bị chỉ thị, báo cháy là các thiết bị có nhiệm vụ tạo ra các tín hiệu báo cháy tự động và chỉ thị các khu vực đang xảy ra cháy, khu vực có nguy hiểm do cháy gây ra.. để giúp con người nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời sự cố cháy.

h) Tổ hợp báo cháy là tổ hợp thiết bị gồm nút nhấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy được lắp đặt chung trong cùng một hộp bảo vệ

i) Tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi là thiết bị ngoài hệ thống báo cháy tự động, được điều khiển bởi trung tâm báo cháy. Ví dụ hệ thống thang máy, màn ngăn cháy, hệ thống cấp khí ga...

Nguyên lý làm việc

Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động

  • Trạng thái thường trực
  • Trạng thái báo cháy
  • Trạng thái sự cố

Nguyên lý hoạt động

Bình thường hệ thống báo cháy ở chế độ thường trực. Ở chế độ này luôn có dòng tín hiệu I0 chạy trong mạch để kiểm tra sự làm việc bình thường của các thiết bị trong hệ thống nhằm phát hiện ra các sự cố hư hỏng nếu có.
Khi xảy ra cháy ở các khu vực được bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy(nhiệt độ, nồng độ khói, ngọn lửa) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Nếu các yếu tố này đạt một giá trị nhất định(ngưỡng làm việc của các đầu báo cháy) thì sau một khoảng thời gian nhất định các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy qua hệ thống dây và cáp tín hiệu truyền về để tự động chuyển đổi chế độ hoạt động của hệ thống sang chế độ báo cháy. Ở chế độ này trung tâm báo cháy sẽ phát ra tín hiệu báo cháy, chỉ thị tương ứng như chuông, còi, đèn và các tín hiệu điều khiển thiết bị ngoại vi khác.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Kiểm tra nghiệm thu công trình PCCC

1. Một số quy định về kiểm tra nghiệm thu công trình

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại điều 17 nghị định 79/2014 với những nội dung cơ bản sau đây:

1. Về đối tượng phải nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Theo quy định tại khoản 1 điều 17 nghị định 79/2014 thì dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao, riêng đối với các bộ phận của công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.

2. Về thủ tục nghiệm thu 
Theo quy định tại khoản 2 điều 17 nghị định 79/2014 thì các đối tượng quy định tại khoản 2 điều 15 nghị định này phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy và trước khi đưa vào sử dụng chủ đầu tư, chủ phương tiện phải thông báo cho cơ quan cảnh sát phòng cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ nghiệm thu bao gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy của cơ quan cảnh sát PCCC.
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy đã lắp đặt trong công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
  • Các biên bản thử nghiệm, nhiệm thu từng phần và tổng thể các hạng mục, hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
  • Bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan PCCC phù hợp với hò sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
  • Tài liệu quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của các công trình, phương tiện giao thông cơ giới.
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.


Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài phải dịch ra tiếng Việt.

3. Nội dung kiểm tra quy định tại điểm C khoản 2 điều 17 nghị định 79/2014

Kiểm tra nội dung và tính pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về PCCC do chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới chuẩn bị.

Kiểm tra việc thi công lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới theo thiết kế đã thẩm duyệt.

Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi xét thấy cần thiết.

4. Thời hạn ra văn bản nghiệm thu trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu, cơ quan cảnh sát phòng cháy có trách nhiệm xem xét, nếu đạt các yêu cầu thì ra văn bản nghiệm thu.

2. Cụ thể hóa nội dung nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy Điều 8 Thông tư 66/2014/TT-BCA:

Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo hồ sơ thiết kế đã được cơ quan CS PCCC thẩm duyệt.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, cơ quan cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 điều 17 NĐ 79/2014.

Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Thông tin về tên công trình phương tiện, địa điểm xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện, nội dung đã được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy, các yêu cầu khác.

3. Trình tự kiểm tra nghiệm thu công trình PCCC

1. Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu do chủ đầu tư, chủ phương tiện chuẩn bị:

  • Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC và các biên bản kiểm tra thi công về PCCC của cơ quan CS PCCC.
  • Báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, kiểm tra, kiểm định và nghiệm thu các hệ thống, thiết bị và kết cấu PCCC, nêu rõ những trường hợp sửa đổi bổ sung thiết kế trong quá trình thi công.
  • Văn bản, chứng chỉ kiểm định các thiết bị, phương tiện PCCC đã lắp đặt trong công trình
  • Biên bản thử nghiệm và nghiệm thu từng phẩn và tổng thể các hạng mục, hệ thống PCCC
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục có liên quan đến PCCC.
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC của công trình, phương tiện.
  • Văn bản nghiệm thu các hạng mục, hệ thống thiết bị kỹ thuật khác có liên quan đến PCCC.
  • Các văn bản và hồ sơ trên phải có đủ dấu, chữ ký của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát(nếu có), đơn vị thiết kế.


2. Kiểm tra thự tế tại công trình

Kiểm tra thực tế các điều kiện về PCCC của công trình, phương tiện theo thiết kế đã được thẩm duyệt.
Vị trí, số lượng, chủng loại các thiết bị PCCC đã lắp đặt đối với thiết kế đã duyệt.
Thủ nghiệm để kiểm tra khả năng hoạt động thực tế của các thiết bị và hệ thống PCCC, hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, hệ thống chữa cháy bằng khí,nguồn điện dự phòng cho hệ thống PCCC, đèn sự cố, bình chữa cháy xách tay.
Lập biên bản nghiệm thu, lấy chữ ký của các thành viên tham gia nghiệm thu và dấu xác nhận của các đơn vị có liên quan.
Căn cứ kết quả nghiệm thu, đối chiếu với thiết kế được duyệt, nếu không có gì sai sót thì viết báo cáo đề xuất lãnh đạo ký văn bản nghiệm thu cho công trình. Thời gian để cán bộ tổng hợp kết quả và viết báo cáo lên cấp trên không quá 3 ngày. Thời gian cấp giấy chứng nhận nghiệm thu PCCC không quá 10 ngày.

Các yêu cầu đối với lối thoát nạn

Các yêu cầu cơ bản đối với thang bộ thoát nạn

Các loại thang bộ

  • Loại 1 - cầu thang bên trong nhà, được đặt trong buồng thang
  • Loại 2 - cầu thang bên trong nhà để hở
  • Loại 3 - cầu thang bên ngoài nhà để hở


Các loại buồng thang bộ thông thường

  • L1 - có các lỗ cửa ở tường ngoài trên mỗi tầng để hở hoặc lắp kính
  • L2 - được chiếu sáng tự nhiên qua các lỗ ở trên mái để hở hoặc lắp kính


Các loại buồng thang bộ không nhiễm khói

  • N1 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoảng thông thoáng bên ngoài theo một lối đi hở. Lối đi ra khoảng thông thoáng này không được nhiễm khói.
  • N2 - có áp suất không khí dương( áp suất không khí trong buồng thang cao hơn bên ngoài buồng thang) trong buồng thang khi có cháy
  • N3 - có lối vào buồng thang từ mỗi tầng đi qua khoang đệm có áp suất không khí dương.


Thang chữa cháy để phục vụ cho việc chữa cháy và cứu nạn

  • P1 - thang đứng
  • P2 - thang bậc với độ nghiêng không quá 6:1(80 độ)


Một số yêu cầu đối với thang bộ và buồng thang bộ thoát nạn

Số lượng thang bộ thoát nạn trong các nhóm sau F1.1, F1.2, F1.3(khi diện tích trên tầng lớn hơn 500m2), F2.1, F2.2, F3, F4, F5 ít nhất 2 thang
Bố trí cầu thang bộ: khi có từ 2 cầu thang bộ trở lên, chúng phải được bố trí phân tán.
Chiều rộng của bảng thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng của bất kỳ lối thoát nạn nào trên nó đồng thời không được nhỏ hơn:

  • 1.35m đối với nhóm F1.1
  • 1.2m đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ lớn hơn 200
  • 0.7m đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ
  • 0.9m với các trường hợp khác

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Kiểm tra an toàn về PCCC trong giai đoạn thi công

Quá trình kiểm tra an toàn PCCC tại thi công xây dựng, cơ quan cảnh sát PCCC làm việc với chủ đầu tư, nhà thầu thi công giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, nêu mục đích yêu cầu, nội dung kiểm tra.
Nội dung kiểm tra:


  • Kiểm tra việc thực hiện ban hành các văn bản quy định, nội quy PCCC của chủ đầu tư, nhà thầu thi công trên công trường
  • Kiểm tra việc lập phương án chữa cháy, phương án thoát nạn, cứu nạn, cứu tài sản trên công trường và việc thực tập các phương án đó.
  • Kiểm tra việc bạn hành các quy trình hàn cắt kim loại trên công trường và việc thực hiện các quy trình đó.
  • Kiểm tra điều kiện giao thông phục vụ chữa cháy trên công trường.
  • Kiểm tra nguồn nước dự trữ để chữa cháy và việc dự trữ các chất chữa cháy cần thiết khác theo quy định tiêu chuẩn.
  • Kiểm tra việc thực hiện quy định, nội quy PCCC của các đơn vị, kiến thức cơ bản về PCCC của những người làm việc trên công trường.
  • Kiểm tra việc chấp hành các quy định về tổ chức lực lượng PCCC tại chỗ của các đơn vị thi công trên công trường, chế độ hoạt động, huấn luyện, khả năng chữa cháy, chất lượng hoạt động của lực lượng này.
  • Kiểm tra phương án chữa cháy, phương án thoát nạn, cứu người, tài sản và chế độ thực tập các phương án đó của cơ sở.
  • Kiểm tra điều kiện bảo quản vật tư, hàng hóa và các chất có nguy hiểm cháy nổ tại các kho tạm trên công trường.
  • Kiểm tra vị trí, số lượng, chất lượng hoạt động của các hệ thống, phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu người đã trang bị trên công trường.
  • Kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc phục vụ PCCC tại công trường.